• Hotline:0975 580 386
    Hotline kỹ thuật:
  • Địa chỉ:115-117 Đào Duy Anh - Phường 9 - Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
  • EnglishVietnamese
Rate this post

Năm học thực nghiệm đổi mới chương trình và tăng chất lượng giáo dục

Năm học 2020-2021 được ngành giáo dục xác định là năm học thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1, làm tiền đề cho các khối, bậc học sau đó.

Thực hiện tốt chương trình lớp 1

Đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ năm học của giáo dục tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặc biệt nhấn mạnh đến 2 hoạt động nổi bật, đó là công tác pháp chế và triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tràng An, Hà Nội trong buổi đầu tiên tới trường. Ảnh: Lê Phú.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ: “Có thể nói, năm học 2019-2020 là một năm nổi bật về công tác pháp chế, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt là chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, chúng ta ban hành được Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ đã ban hành 4 thông tư, 6 hướng dẫn chuyên môn trực tiếp của giáo dục tiểu học đã được ban hành…”.

Về việc thực hiện chương trình SGK hiện hành và đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, theo Bộ trưởng, đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các khâu từ bồi dưỡng giáo viên; biên soạn, thẩm định, phê duyệt, phát hành SGK cơ bản đã được làm tốt. “Năm học 2020-2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1”, Bộ trưởng đặt ra yêu cầu.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng giáo dục tiểu học, Bộ trưởng đưa 8 nhóm vấn đề cần làm tốt trong thời gian tới, bao gồm: Hành lang pháp lý; thực hiện chương trình SGK, đổi mới giáo dục và kiểm tra đánh giá; công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên; chuẩn bị cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học; quản trị nhà trường; trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ và Sở/Phòng GD&ĐT.

Xác định giáo viên là lực lượng quan trọng quyết định thành công triển khai chương trình mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các nhà trường, các địa phương cần làm tốt công tác bố trí, sắp xếp giáo viên đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Theo đó, căn cứ lộ trình đổi mới và rà soát thực tế đội ngũ, các Sở GD&ĐT cần xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ổn định trong 5 năm để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh/thành phố thực hiện. Việc có một đề án dài hơn sẽ giúp địa phương tính toán và giải quyết được căn cơ, khoa học việc thiếu thừa giáo viên, khắc phục tình trạng “ăn đong” như trước đây.

Công tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, cũng như hoạt động bồi dưỡng, nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên tiểu học theo đúng lộ trình và yêu cầu thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 phải được chú trọng thực hiện, đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến.

Đảm bảo chỗ học cho học sinh

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết, năm học 2019-2020 toàn quốc có 14.904 cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, với 14.545 điểm trường. Các địa phương đã tích cực sắp xếp lại và phát triển mạng lưới, quy mô trường/lớp, tạo thuận lợi cho người dân và đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh. Việc duy trì, mở rộng số lượng lớp học và bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố và giảm số phòng học tạm, mượn… được địa phương chú trọng thực hiện.

Với sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày của cả nước đã tăng lên, đạt mức 80,1% (tăng 5,3% so với năm trước); trong đó nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày. Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của cả nước năm học 2019-2020 cũng cao hơn so với năm trước, đạt mức 60,1%.

Là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu, tiếp tục rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1.

Cũng trong năm học này, tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình; tiếp tục triển khai xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư mới để phù hợp thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, các Sở/phòng GD&ĐT, các nhà trường tiểu học cần quan tâm đổi mới việc đánh giá, khen thưởng, trong đó tập trung chỉ đạo và thực hiện bằng được việc khen thưởng học sinh đảm bảo đúng, trúng, thiết thực, tránh tình trạng khen tràn lan, khen chưa thực chất dẫn đến hiệu ứng ngược.

“Khen thưởng phải tạo được động lực cho học sinh và giáo viên, tạo niềm tin cho phụ huynh, xã hội. Khi làm tốt việc khen thưởng tạo động lực lớn cho giáo viên, học sinh thì hiệu quả và chất lượng giáo dục cũng từ đó được nâng lên”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước thực tế khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp ở một số địa phương do số lượng học sinh đông, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: “Tinh thần là dù thế nào cũng phải đảm bảo chỗ học cho học sinh tiểu học, học sinh lớp 1. Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên; không vì thiếu trường lớp mà không tiếp nhận trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1”.

Bộ trưởng đồng thời đề xuất địa phương xây dựng đề án dài hơi, ít nhất 5 năm, phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục. Từ đó, đầu tư xây dựng trường lớp, dồn ghép, sáp nhập đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tế dạy học.

Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục. Căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn, Giám đốc các Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2020-2021 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch, trong đó lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, Chỉ thị cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong GD&ĐT, tập trung hoàn thiện chính sách phát triển phương thức GDĐT trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng; phát triển kho học liệu số toàn ngành; triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo phương thức thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường.

Nguồn: Lê Vân/ Báo Tin tức

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc

TP.HCM

0975 580 386

HÀ NỘI

0396.323.531

ĐÀ NẴNG

0975 58 0386

Video

Top 5 máy chiếu Vivitek xem Euro 2024

EURO 2024 là bữa tiệc bóng đá được mong đợi nhất ở mùa hè này, với các trận ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP Hồ Chí Minh ...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện Biên Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm ...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại Trường ĐH An ninh Nhân dân Sáng 18-1-2024, tại ...

0975 580 386