Nghiệm thu đề tài “ Nghiên cứu mô hình trường học thông minh ở Việt Nam”
Ngày 22/4/2021, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài cấp bộ “Nghiên cứu mô hình trường học thông minh ở Việt Nam”, Mã số: B2018-VKG-03, do TS. Nguyễn Minh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển mô hình trường học thông minh ở Việt Nam và đề xuất đươc mô hình trường học thông minh.
Kết quả nghiên cứu:
– Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà quản lí và các cơ sở giáo dục, các trường phổ thông có định hướng trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, bồ dưỡng, nâng cao chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục.
– Mô hình đề xuất sẽ góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong trường học, góp phần hiện đại hóa giáo dục nước nhà.
– Giải pháp và lộ trình do đề tài đề xuất giúp các cơ sở giáo dục, các trường phổ thông đầu tư trang thiết bị và sử dụng, khai thác lớp học, trường học thông minh phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như đổi mới giáo dục một cách thuận lợi, hiệu quả và chi phí thấp.
Khuyến nghị:
Đối với Bộ GD & ĐT: Cần coi việc xây dựng mô hình trường học thông minh là một trong những xu thế tất yếu, đáp ứng phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Xây dựng một chiến lược tổng thể để xây dựng trường học thông minh ở Việt Nam. Trong đó những chính sách cụ thể để : khuyến khích các tổ chức, doanh nghiêp và các nhà trường tích cực triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh; khuyến khích CBQL, GV nâng cao trình độ CNTT, tích cực ứng dụng CNTT, tích cực ứng dụng CNTT và trang thiết bị dạy học hiện đại vào trong quản lí và dạy học; Xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung trên toàn quốc ,xây dựng hệ thống học liệu mở hỗ trợ dạy và học; hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý nhà trường, tích hợp các phần mềm thành hệ thống thống nhất trên phạm vi toàn quốc để kết nối các trường học thông minh với các cơ quan quản lý giáo dục, Chính quyền các cấp, phụ huynh học sinh, doanh nghiệp, nhà tài trợ,… tạo thành hệ sinh thái giáo dục thông minh.
Đối với trường học phổ thông và GV, CBQL: Đề nghị sở GD & ĐT Hà Nội cho phép nghiên cứu ứng dụng mô hình tại một số trường phổ thông, tập huấn và chuyển giao công nghệ cho GV, CBQL các cơ sở ứng dụng mô hình; Đối với GV, CBQL các trường phổ thông cần đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, xem mô hình trường học thông minh là mô hình trường học trong tương lai, ở đó học sinh, GV thoải mái sáng tạo, dạy và học phù hợp với phong cách, nhu cầu, trình độ của mỗi cá nhân. GV cần chuyển dần từ dạy học truyền thống sang dạy học theo hình thức kết hợp giữa truyền thống ( mặt đối mặt ) và qua mạng ( e-learning); Với trình độ kiến thức, kỹ năng về CNTT hiện nay GV nhìn chung có thể từng bước triển khai xây dựng trường học thông minh. Cán bộ quản lý các trường phổ thông cần có chính sách khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ CNTT và năng lực sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, đóng góp tích cực vào xây dựng trường học trở thành trường học thông minh./.
Trung tâm Thông tin và Dự báo
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc
Video
06/12/2024
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, máy chiếu không chỉ là công cụ hỗ trợ giảng dạy ...
08/05/2024
EURO 2024 là bữa tiệc bóng đá được mong đợi nhất ở mùa hè này, với các trận ...
29/01/2024
Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP Hồ Chí Minh ...
29/01/2024
AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện Biên Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm ...