• Hotline:0975 580 386
    Hotline kỹ thuật:
  • Địa chỉ:115-117 Đào Duy Anh - Phường 9 - Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
  • EnglishVietnamese
Rate this post
Việc đưa dạy học STEM vào các chủ đề, bài dạy thực chất trên lớp khiến nhiều GV còn băn khoăn, ‘làm thế nào để có một bài dạy linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả?

Học sinh được hoạt động nhóm tích cực, tương tác tốt.

Những mảnh ghép quan trọng

Trường THCS Lương Khánh Thiện (quận Kiến An, TP Hải Phòng) vừa tổ chức thành công chuyên đề STEM cấp thành phố với chủ đề “Lực đẩy Acsimet – Sự nổi – Ứng dụng của sự nổi”. Đây là chủ đề STEM nội môn được đánh giá khá khó. Thay vì chọn bước cuối cùng – báo cáo kết quả đề tài, cô Trịnh Thị Thu Chang – GV dạy Vật lý đã dũng cảm lên lớp cùng HS khối lớp 8 với những bước đầu của chủ đề STEM.

Trong 8 bước của một bài học STEM, các bước 1 – 5 mà cô Chang thực hiện là bước chính. Xác định đây là lựa chọn khó khăn, có phần mạo hiểm và có thể kém phần thú vị nhưng cô Chang mong muốn, STEM sẽ đi vào thực tiễn giáo dục với những bài dạy thực chất trên lớp. Các tiết học STEM được GV dạy linh hoạt, để trò bước vào bài học STEM nhẹ nhàng và hiệu quả.

Nằm trong chương trình Vật lý 8, tiết 15 – 16 bài dạy “Lực đẩy Acsimet – Sự nổi – Ứng dụng của sự nổi” do cô Chang giảng dạy ngoài việc cung cấp những kiến thức kỹ năng cơ bản, còn nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS. Linh hoạt trong việc cung cấp kiến thức về sự nổi cho HS qua các thí nghiệm, cô Chang cho các em làm việc nhóm. Qua phần nhận xét, đánh giá kết quả thí nghiệm của từng nhóm sau khi thực hành thí nghiệm đo lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả trứng trong các môi trường nước muối khác nhau, cô Chang đã khắc sâu được kiến thức lý thuyết cho trò.

Là tiết dạy mang đậm màu sắc chuyên môn, là phần khó thể hiện nhất trong một chu trình các bước STEM nhưng bài dạy của cô Chang không kém phần sôi động. Học sinh được làm việc nhóm, thể hiện suy nghĩ, ý tưởng và cùng nhau trao đổi kiến thức từ ứng dụng thực tế.

Bài học thêm phần hứng thú và thiết thực khi cô giáo đưa ra tình huống thực tiễn với vai trò của chiếc áo phao với người dân miền Trung trong đợt lũ lụt vừa qua.

Ứng dụng kiến thức đã học, nhóm HS tính toán số liệu, tự tìm hiểu, lựa chọn nguyên liệu để làm ra những chiếc áo phao, đặc biệt là ý tưởng làm áo phao từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.

Chia sẻ về việc xây dựng bài dạy STEM nội môn, cô Chang cho hay: Tôi gặp không ít khó khăn khi thiết kế bài dạy. Vừa dạy kiến thức nền mà vẫn phải bảo đảm tính logic, chuẩn xác, độ sâu kiến thức nhưng không giống một tiết dạy thông thường khi màu sắc STEM phải nổi bật.

Tiết lên lớp của cô Chang được lãnh đạo ngành Giáo dục Hải Phòng ghi nhận và đánh giá cao.

Gắn lý thuyết với thực tiễn

Dạy học STEM không phải là cụm từ xa lạ với các thầy cô giáo. Kết quả của sự tổng hợp kiến thức liên môn: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học trong việc tạo ra những STEM robot, STEM tái chế, sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh. Rất nhiều trường đã làm được và đó là thành công bước đầu trong đổi mới giáo dục tại TP Hải Phòng.

Tuy nhiên, để ra được một sản phẩm STEM cần sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ của thầy trò và sự cố vấn của cơ quan chuyên môn. Quá trình thực hiện những chủ đề STEM còn nhiều khó khăn gắn với thực tiễn giảng dạy của từng trường, địa phương. Đặc biệt, việc lên lớp một chủ đề và để ra được sản phẩm STEM tốn nhiều thời gian, vượt ngoài khuôn khổ tiết học thông thường. Vì thế, nhìn vào sản phẩm khó có thể hình dung được những bước đi đầu tiên làm nền tảng cho những ý tưởng STEM đó như thế nào.

Dự và nhận xét về chuyên đề STEM của Trường THCS Lương Khánh Thiện, cô Phạm Thị Liên (Trường THCS Minh Đức, huyện Thủy Nguyên) nêu quan điểm: Từng dự nhiều chuyên đề STEM, với những sản phẩm khoa học được trưng bày trong phần báo cáo kết quả đề tài đưa cô lạc vào một “bữa tiệc sang trọng” và khi ra về không biết sẽ bắt đầu làm từ đâu.

“Bài dạy của cô Chang đã thực sự đem đến một cách tiếp cận vấn đề dạy học STEM nhẹ nhàng, thiết thực hơn. Những bước dạy học STEM nội môn với môn học khá khó nhưng được bắt nhịp với những ứng dụng thực tiễn để bật lên lý thuyết và từ lý thuyết vào thực tiễn quả là một thành công”, cô Liên cho hay.

Cô Trần Thị Kim Xuyến – Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Diệu (quận Lê Chân) chia sẻ: Dạy học STEM còn nhiều khó khăn từ thực tiễn. Nhưng không có nghĩa là thấy khó khăn mà lùi bước. Cách cho HS tiếp cận vấn đề, chốt kiến thức lý thuyết của cô Chang trong bài dạy chuyên đề cấp thành phố rất hiệu quả. Với tiết dạy này có thể làm nảy lên những ý tưởng khoa học từ học sinh. Một tiết dạy cụ thể STEM nội môn thực sự đem lại luồng suy nghĩ tích cực trong đổi mới giáo dục.

Chuyên đề do cô Chang thực hiện được nhiều GV đánh giá là “món ăn tinh thần” thiết thực, đem đến một hướng tiếp cận và cách dẫn dắt HS vào bài học STEM nhẹ nhàng, hiệu quả.

Ông Vũ Xuân Phúc – Trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An cho rằng, bài dạy đã đi đúng hướng từ thực tiễn đến lý thuyết và từ lý thuyết ứng dụng thực tiễn. Thành công của tiết dạy ngoài những kiến thức được khắc sâu là sự tương tác, kết nối giữa GV với HS, tăng độ mở kiến thức trong bài dạy qua các thí nghiệm, ứng dụng thực tiễn.

Tiết dạy của cô Chang thành công và xứng đáng xếp loại xuất sắc. Từ những hoạt cảnh đơn giản, cách dẫn dắt vấn đề của GV đến tiến trình bài dạy có nội dung phù hợp khiến HS nắm được kiến thức và tương tác tốt. – Ông Đỗ Văn Lợi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc

TP.HCM

0975 580 386

HÀ NỘI

0396.323.531

ĐÀ NẴNG

0975 58 0386

Video

Top 5 máy chiếu Vivitek xem Euro 2024

EURO 2024 là bữa tiệc bóng đá được mong đợi nhất ở mùa hè này, với các trận ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP Hồ Chí Minh ...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện Biên Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm ...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại Trường ĐH An ninh Nhân dân Sáng 18-1-2024, tại ...

0975 580 386