• Hotline:0975 580 386
    Hotline kỹ thuật:
  • Địa chỉ:115-117 Đào Duy Anh - Phường 9 - Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
  • EnglishVietnamese
Rate this post

Chuyển đổi số là “chìa khoá” để doanh nghiệp trụ vững và phục hồi sau đại dịch

Trước những thách thức của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng thời cơ để tái cấu trúc mạnh mẽ, chuyển đổi số để thích ứng với đại dịch và hòa nhập tốt hơn trong kỷ nguyên số hóa. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp lúng túng, loay hoay với “bài toán” chuyển đổi.

Thích ứng để tồn tại

Khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy, trên 87% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở góc nhìn lạc quan, đây cũng chính là thời điểm được ví như “lửa thử vàng” cho các doanh nghiệp trong việc thích ứng, đổi mới.

Cụ thể, trong những giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và chuyển đổi số tương đối thành công. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng lớn với đối tác trong và ngoài nước, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số để thích ứng với đại dịch và hòa nhập tốt hơn trong kỷ nguyên số hóa

Đơn cử như Công ty TNHH Sản xuất thiết bị và phần mềm iCare tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, mặc dù mới được thành lập hơn 1 năm và trùng với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở khắp thế giới cũng như trong nước. Do tác động của dịch bệnh, nên việc kinh doanh ban đầu liên quan đến thị trường bất động sản gặp khó khăn. Để chủ động thích ứng, công ty đã lựa chọn chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ, sáng tạo.

Theo ông Nguyễn Quang, Giám đốc công ty cho hay: Với nhiều lợi thế về công nghệ sẵn có, ông đã quyết định cùng các cộng sự đầu tư phát triển sáng chế ra sản phẩm thiết bị và phần mềm theo dõi, bảo vệ sức khỏe iCare. Mới đây, tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2020, dự án về thiết bị iCare của công ty đã đoạt giải nhất và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía ban giám khảo, các chuyên gia về khởi nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công, tạo ra các đột phá trong sản xuất mùa dịch

Cũng là một doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty CP Ô tô Trường Hải cho biết, Thaco đã tiến hành chuyển đổi số bắt đầu từ tự động hóa các dây chuyền sản xuất ở các nhà máy, rồi từng bước thay đổi quy trình, công nghệ, quản trị và đạt được những thành công đáng kể. Hiện nay, Thaco vẫn đang trong lộ trình chuyển đổi số ở cả 5 lĩnh vực đầu tư gồm: Ô tô, nông nghiệp, xây dựng, logistics và thương mại dịch vụ.

“Doanh nghiệp muốn hàng hóa sản xuất ra bán được cho người tiêu dùng thì sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu trên của khách hàng” – ông Tài chia sẻ.

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Trên thực tế, hầu hết những doanh nghiệp được đánh giá là đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi số và có lòng tin rằng đổi mới là “chìa khóa” để nhanh chóng vượt qua thách thức, đón bắt các cơ hội của thị trường mới có thể trụ vững và phục hồi nhanh sau đại dịch. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp đã kịp thích ứng, nhanh nhạy với thị trường, theo ghi nhận hiện phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số.

Theo ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), chuyển đổi số là khái niệm mà hiện nay chúng ta đang nghe nhiều. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp hiểu rõ và chuẩn bị tốt để bắt đầu vào thực tiễn kinh doanh.

Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số. Doanh nghiệp chưa có tư duy và nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số. Thiếu sự cam kết và kiên trì từ lãnh đạo doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu thông tin về công nghệ số, đồng thời hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính cho công cuộc này.

Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh: Để ứng phó tốt với đại dịch Covid-19, người đứng đầu phải vững tay chèo thì mới tạo được chỗ dựa cho đội ngũ nhân viên. Theo đó, cần nhấn mạnh vào 3 vấn đề, đó là nhân sự phù hợp, chiến lược khác biệt, quản trị đặc thù để ứng phó với khủng hoảng ngay tại thời điểm xảy ra.

Để giúp doanh nghiệp đẩy nhanh “bài toán” chuyển đổi, ông Chiến cho biết, Bộ Công Thương đang từng bước triển khai các hoạt động huấn luyện, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn trong thời kỳ Covid-19 và trong thời gian tới.

“Cụ thể như tập huấn, thực hành chuyển đổi số trong bán hàng và marketing cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là chuỗi sự kiện do Cục phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế tập trung nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức và doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số” – ông Chiến bày tỏ.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, thúc đẩy liên thông trong chuỗi cung ứng, tận dụng các công cụ về công nghệ để xúc tiến bán hàng… là hết sức cần thiết.

Nguồn: congthuong.vn

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc

TP.HCM

0975 580 386

HÀ NỘI

0396.323.531

ĐÀ NẴNG

0975 58 0386

Video

Top 5 máy chiếu Vivitek xem Euro 2024

EURO 2024 là bữa tiệc bóng đá được mong đợi nhất ở mùa hè này, với các trận ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP Hồ Chí Minh ...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện Biên Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm ...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại Trường ĐH An ninh Nhân dân Sáng 18-1-2024, tại ...

1900 7296