• Hotline:0975 580 386
    Hotline kỹ thuật:
  • Địa chỉ:115-117 Đào Duy Anh - Phường 9 - Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
  • EnglishVietnamese
Rate this post

Sự liên kết đào tạo chặt chẽ giữa trường nghề và doanh nghiệp đang giúp công tác dạy nghề, đào tạo nhân lực phát triển theo hướng sát với thực tế sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động.

Nhiều hình thức liên kết đào tạo

Cuối tháng 2, Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành đã ký kết biên bản ghi nhớ liên kết đào tạo với Học viện Minh Hà Master. Đây là doanh nghiệp nổi bật trong ngành thẩm mỹ tại TPHCM với hệ thống spa chuyên nghiệp.

Sau thời gian kiểm tra giám định tay nghề chuyên viên và cơ sở vật chất tại hệ thống này, ban giám hiệu Trường Nguyễn Tất Thành đánh giá cơ sở đáp ứng đủ điều kiện tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ ngắn hạn ngành chăm sóc sắc đẹp.

Với sự hợp tác này, Minh Hà Master được xem như một điểm đào tạo nghề ngắn hạn của Trường Nguyễn Tất Thành với những giáo viên là thợ tay nghề cao đang làm việc tại đây. Còn học viên của trường được học nghề, thực hành và làm việc trực tiếp tại các spa với trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhất đang có trên thị trường lao động.

Đầu tháng 3, với sự hỗ trợ của Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, công ty Fclass Việt Nam đã ký kết biên bản hợp tác với Trường Trung cấp Bách nghệ TPHCM và bàn bạc việc thành lập chi nhánh Fclass tại trường.

Ông Hứa Minh Tuấn, Tổng giám đốc Fclass Việt Nam cho biết, công ty sẽ đặt chi nhánh ngay tại trường mà nhân sự là giáo viên, sinh viên của trường, phục vụ nhóm khách hàng là người dân sống ở địa bàn xung quanh trường.

Sự kết hợp này vừa giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động, vừa làm cơ sở cho học viên của trường học nghề, rèn luyện kỹ năng bằng chính công việc thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp ngay trong giai đoạn học tập và có thu nhập để theo đuổi việc học.

Theo ông Hứa Minh Tuấn, Fclass Việt Nam cũng đang bàn bạc với Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TPHCM về việc đặt hàng đào tạo một số ngành mà công ty cần nhân sự, tiến tới hợp tác nhận sinh viên thực tập và làm việc tại doanh nghiệp.

Còn tại Trường Trung cấp Lê Thị Riêng, ban giám hiệu nhà trường mời doanh nghiệp may mặc đặt xưởng sản xuất ngay tại trường. Học viên của trường có thể học nghề ngay tại xưởng này với những trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp.

Giám đốc và bộ phận quản lý của doanh nghiệp cũng được mời làm giảng viên của trường để tận tay chỉ việc cho học viên, giúp các em nắm bắt kỹ năng nghề một cách nhanh nhất và sát thực tế sản xuất nhất.

Gắn kết nhà trường và doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, một trong những thành công năm 2021 của ngành là đã kết nối doanh nghiệp tương đối tốt, có những trường nghề ký kết hợp tác với 70-80 doanh nghiệp. Đó là tín hiệu đáng mừng cho sự chuyển hướng đào tạo theo hướng giảm tải lý thuyết, tăng cường thực hành.

Ông Hứa Minh Tuấn cho biết, ông xuất thân là người làm giáo dục nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường. Bởi cơ sở giáo dục là nơi đào tạo lao động, còn doanh nghiệp là nơi sử dụng lao động. Nếu hai bên không liên kết dễ dẫn đến sự lệch pha cung cầu nguồn nhân lực, doanh nghiệp thiếu lao động mà sinh viên ra trường lại thất nghiệp.

Theo ông Hứa Minh Tuấn, khi doanh nghiệp và nhà trường liên kết chặt chẽ với nhau, sinh viên có nơi thực tập chất lượng và có thu nhập để bù chi phí học hành, có cơ hội làm việc ngay sau khi ra trường.

Còn nhà trường thì có nơi cung cấp trang thiết bị và nguồn lực đào tạo sát với thực tế sản xuất, giải quyết đầu ra cho sinh viên. Doanh nghiệp thì có được nguồn nhân lực được đào tạo những kỹ năng mình cần, làm được việc ngay mà không mất công đào tạo lại.

Trường nghề bắt tay với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu thị trường - 2
Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo nghề (Ảnh: Út Nhiên).

Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực cho rằng, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là việc vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Theo ông Trần Anh Tuấn, hiện nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã chủ động hơn trong việc liên kết, hỗ trợ nhà trường trong vấn đề thực tập cho học sinh. Tuy nhiên, việc đóng góp ý kiến về xây dựng chương trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng.

Nhà trường cũng đã chủ động trong việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp nhưng việc khảo sát nhu cầu nhân lực chưa thực sự chính xác nên hiệu quả chưa cao.

Điều này dẫn đến hệ quả là hầu hết các doanh nghiệp không hài lòng với chất lượng đào tạo và kỹ năng của nhân viên, sinh viên mới ra trường.

Theo Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực, để khắc phục tình trạng trên phải tăng cường mạnh mẽ hơn sự gắn kết tư vấn hướng nghiệp, đào tạo, giải quyết việc làm trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc

TP.HCM

0975 580 386

HÀ NỘI

0396.323.531

ĐÀ NẴNG

0975 58 0386

Video

TOP 3 LÍ DO CHỌN MÁY CHIẾU VIVITEK CHO...

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, máy chiếu không chỉ là công cụ hỗ trợ giảng dạy ...

Top 5 máy chiếu Vivitek xem Euro 2024

EURO 2024 là bữa tiệc bóng đá được mong đợi nhất ở mùa hè này, với các trận ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP Hồ Chí Minh ...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện Biên Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm ...

0975 580 386