• Hotline:1900 7296
    Hotline kỹ thuật:
  • Địa chỉ:282 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • EnglishVietnamese
Rate this post

Trong phần bối cảnh mới tác động đến phát triển giáo dục – đào tạo, giảng viên cần nhấn mạnh bối cảnh của cuộc CMCN4.0 tác động đến GDDT như thế nào. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh đến những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong thời đại mới.

Cho đến nay, nhân loại đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn:

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên từ năm 1784 được bắt đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số. Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi trí tuệ nhân tạo… Năm 2013, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Người máy có khả năng làm việc, ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến lực lượng lao động thủ công dồi dào của chúng ta. Việc thế giới khởi phát cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam có được trong suốt 30 năm qua để nhanh chóng đón bắt, tranh thủ các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Việc học tập trong thời đại công nghệ số và mạng Internet vượt qua sự giới hạn về không gian, thời gian: những kiến thức, thông tin cơ bản ở hầu khắp các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng người học dễ dàng tìm được. Hơn thế nữa, người học có thể trao đổi trực tiếp với người giảng bài. Điều này đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, đáp ứng những yêu cầu của con người trong thời đại 4.0. CMCN4 đòi hỏi giáo dục – đào tạo phải tạo ra được những con người năng động, tự lập, các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nhất là phải tạo điều kiện để phát huy tối đa óc sáng tạo của mỗi cá nhân.

Trong xã hội bùng nổ thông tin, người thầy từ vai trò truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. Giáo viên phải giúp người học định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, định hướng cho người học tự tìm đến những cách hiểu mới. Hiện nay, nhiều phương pháp giáo dục mới đã được đưa vào sử dụng trong các cấp học từ mầm non cho đến đại học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, hoạt động nhóm.… Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nên những con người với những kỹ năng, tư duy dần đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.

Thứ hai, kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, người thầy phải rèn luyện cho người học có khả năng làm việc nhóm, có óc tổ chức, tư duy… Muốn vậy, phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của người học là yêu cầu bắt buộc.

Thứ ba, kỹ năng giải quyết vấn đề, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, con người trong thời đại mới cần luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Vì vậy, giáo dục – đào tạo cần tạo ra những công dân thích hợp cho thế kỉ XXI – những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, sự sáng tạo. Người giáo viên trong thời đại CMCN4.0 cần quan tâm đặc biệt tới đối tượng người học. Nhiệm vụ của người thầy là tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo. Chỉ có như vậy mới tạo ra được những con người năng động và sáng tạo. Hơn bao giờ hết, nghề dạy học với danh xưng “là nghề sáng tạo bậc nhất trong những nghề sáng tạo… vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” lại càng thể hiện rõ nhất trong thời điểm hiện nay.

Th.sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền

 

 

 

 

 

 

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến toàn quốc

TP.HCM

1900 7296

HÀ NỘI

ĐÀ NẴNG

Video

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ...

Công ty AIKYO tặng màn hình cho Trường phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP Hồ Chí Minh ...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện...

AIKYO VIệt Nam thăm, tặng quà tại tỉnh Điện Biên Nhân dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm ...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại...

LTG trình bày tham luận Chuyển đổi số tại Trường ĐH An ninh Nhân dân Sáng 18-1-2024, tại ...

LTG Education tiếp tục chương trình tập huấn và...

LTG Education tiếp tục chương trình tập huấn và chuyển giao công nghệ phòng học thông minh Smartclass ...

1900 7296